• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Gương điển hình

CÂU CHUYỆN SÁNG KIẾN: CHUYỂN ĐỔI CANH TÁC LÚA HỮU CƠ BỀN VỮNG THEO PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ SINH HỌC

03/11/2023 2570 Đã xem

            Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm  thay thế, cải thiện các phương pháp canh tác truyền thống, những thế mạnh của việc ứng dụng sinh học giúp người sản xuất giảm phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, cân bằng hệ sinh thái và ít tác động môi trường xung quanh đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng đang là hướng đi mới của nền nông nghiệp an toàn, bền vững, chất lượng và hiệu quả trong thời gian tới.

             Tuy Phong với nền nông nghiệp đa dạng cây trồng, trong đó cây lúa đóng vai trò chủ lực, với diện tích đất trồng lúa trên địa bàn toàn huyện khoảng 2.200 ha, thời tiết điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cùng nguồn nước tưới chủ động có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm. Các tổ sản xuất lúa cũng như bà con trồng lúa trong huyện luôn phấn đấu, mong muốn nâng cao chất lượng hạt lúa theo hướng hữu cơ, giảm thiểu chi phí trong quá trình canh tác, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thạc sĩ Đặng Minh Duy là đoàn viên tổ công đoàn Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp (thuộc Công đoàn cơ sở Khối chính quyền huyện Tuy Phong) với vai trò nhân viên kỹ thuật cây trồng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực cây trồng đặc biệt là sản xuất lúa. Vào vụ Đông Xuân 2021-2022, thạc sĩ Đặng Minh Duy, thực hiện sáng kiến "canh tác cây lúa hữu cơ bền vững theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học"  với quy mô 1,3 ha tại xã Hòa Minh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận trong khoảng thời gian thực nghiệm từ 12/2021 đến 4/2022 (không có mưa, độ ẩm trong không khí 75% đến 80%, nhiệt độ không khí giao động 26 oC đến 28 oC  rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển).

             (Thạc sĩ Đặng Minh Duy là đoàn viên tổ công đoàn Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp)

            Trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật đã biết như thâm canh cây lúa theo SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm; công thức bón phân hữu cơ cho từng loại đất trồng, liều lượng phân bón hữu cơ; ức chế sự phát triển sâu bệnh gây hại trên cây lúa bằng chế phẩm vi sinh. Đồng thời ứng dụng những điểm mới mang tính sáng tạo như công thức mới trong bón phân hữu cơ phù hợp với sự phát triển sinh trưởng của cây lúa cho năng suất tối ưu tại vùng canh tác lúa xã Hòa Minh; áp dụng công nghệ vi sinh trong phòng ngừa sâu bệnh hại tổng hợp IPM kết hợp công nghệ vi sinh trong canh tác lúa hữu cơ với 4 bước như giảm lượng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, tăng lượng vi sinh vật có ít, dùng vi sinh thay thế thuốc bảo vệ thực vật theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa.

              Qua ứng dụng sáng kiến đã mang lại hiệu quả như giảm 50% lượng phân vô cơ, giảm 85% thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý phân hữu cơ vi sinh, chế  phẩm sinh học giúp chân gốc lúa sạch bệnh, không gây ngộ độc hữu cơ, bệnh đốm vằn, các nấm bệnh xuất hiện gốc lúa. Việc bón phân hữu cơ vi sinh tạo cây lúa cân bằng dinh dưỡng nên loại bỏ các bệnh do nguyên nhân thừa đạm như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá...Ngoài ra chế phẩm vi sinh giúp phòng sâu, bệnh hại trong quá trình phát triển của cây lúa. Năng suất 6,57 tấn/ha, hiệu quả tăng 10% so với sản xuất truyền thống, tạo ra sản phẩm lúa, gạo an toàn, tăng lợi nhuận cho nông dân so với sản xuất lúa đại trà khoảng 20%.

           Trong quá trình thực hiện việc trao đổi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về ứng dụng hữu cơ trong trồng lúa giúp nhận thức của người nông dân được nâng lên trong việc sử dụng phân bón hữu cơ cải tạo nền đất hiện tại, giá bán lúa hữu cao, trừ chi phí thấp đã mang lại lợi nhuận cho nông dân góp phần an toàn cho người sản xuất, người tiêu dùng, ít tác động đến môi trường, sinh thái đồng ruộng đây chính là hướng đi mới trong ngành nông nghiệp an toàn trong thời gian tới.

            Nhìn chung, tổng lượng phân bón hữu cơ trên địa bàn huyện Tuy Phong dùng trong sản xuất nông nghiệp chiếm 55,5% (tập chung cây ăn trái, cây lâu năm và rau màu), các dự án phát triển sản xuất vùng lúa ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) đối với lúa gieo sạ, trong đề án ứng dụng bón phân bón hữu cơ vi sinh cải thiện chất lượng đất và cây lúa. Đây là tiền đề giúp nông dân nhận thức và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới. Phát triển nông nghiệp theo phương pháp canh tác hữu cơ không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người mà về lâu dài còn góp phần cải tạo thổ nhưỡng, hệ sinh thái đồng ruộng, phù hợp với thích ứng biến đổi khí hậu./.

 

LĐLĐ Tuy Phong

Bài viết cùng chuyên mục

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top