• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Văn Bản

HƯỚNG DẪN Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị công đoàn cơ sở

Số hiệu văn bản: 11/HD-CĐVC

Ngày ban hành: 19/6/2017

Người đăng: cdvc

Ngày đăng: 10/08/2017

File đính kèm: HD%20GOP%20Y%20DIEU%20LE%20CDVN-1.doc
D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20DLCDVN%20(Xin%20y%20kien%20cac%20cap%20Cong%20%20doan).doc
MAU%201%20-%20phieu%20lay%20y%20kien.doc
MAU%202%20-%20bao%20cao.doc

Chi tiết

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Số: 11/HD-CĐVC

   

Bình Thuận, ngày  19  tháng 06  năm 2017

       

 

HƯỚNG DẪN

Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

tại đại hội, hội nghị công đoàn cơ sở

                                                ------

Thực hiện Hướng dẫn số 12/HD-LĐLĐ  ngày 15/5/2017 của  BTV  Liên đoàn Lao động tỉnh về việc “Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở”; BTV Công đoàn Viên chức tỉnh hướng dẫn lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị công đoàn cơ sở như sau:

I. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

1. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển, thể chế hóa các quy định mới trong các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và một số vấn đề thí điểm liên quan đến công đoàn đã được tổng kết thực tiễn để bổ sung vào Điều lệ Công đoàn VN, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam và phù hợp với điều kiện lịch sử về chính trị, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2. Nghiên cứu chọn lọc những nội dung đã ổn định trong Hướng dẫn thi hành Điều lệ chuyển thành quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

3. Phát huy dân chủ, trí tuệ trong thảo luận, lấy ý kiến; tập hợp đầy đủ, trung thực ý kiến tham gia của các bộ, đoàn viên vào sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

II. NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ DUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam gửi qua địa chỉ mail của các đơn vị để nghiên cứu. Nội dung lấy ý kiến sửa, đổi bổ sung Điều lệ lần này chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:

1. Đối tượng tập hợp của Công đoàn Việt Nam (Điều 1)

- Ngoài các đối tượng đã quy định trong Điều lệ và Hướng dẫn thi hành khóa XI, xin ý kiến bổ sung một số đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam:

+ Lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp có quan hệ tiền lương theo quy định của pháp luật lao động.

+ Lao động giúp việc gia đình, có hợp đồng lao động theo Luật lao động.

+ Lao động bán chuyên trách cấp xã có đóng bảo hiểm xã hội.

- Bổ sung quy định đối tượng không kết nạp vào Công đoàn Việt Nam đối với trường hợp: Người đang bị cơ quan điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật và người mất năng lực hành vi dân sự.

 

2. Về quyền và nhiệm vụ của đoàn viên (Điều 3, 4)

- Bổ sung quyền được hưởng lợi ích từ các thiết chế của tổ chức Công đoàn VN và các hình thức liên kết, hợp tác khác của các cấp Công đoàn VN.

- Bổ sung nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam; giúp đỡ, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, nhiệm vụ tham gia sinh hoạt công đoàn định kỳ theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN; hằng năm kiểm điểm, đánh giá, phân loại đoàn viên.

- Dự thảo Điều lệ có 02 Điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn viên. Đề nghị các cấp công đoàn lấy ý kiến theo 2 phương án: Phương án 1 giữ nguyên như dự thảo, phương án 2 gộp chung 02 Điều này thành 01 Điều cho gọn.

3. Về cán bộ công đoàn (Điều 5, 6)

- Sửa đổi, bổ sung và làm rõ khái niệm cán bộ công đoàn và cán bộ nghiệp vụ chuyên trách trong các cơ quan công đoàn, đơn vị kinh tế, sự nghiệp của công đoàn.

- Bổ sung quyền và nhiệm vụ đại diện đoàn viên, người lao động thương lượng tập thể, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại đơn vị, doanh nghiệp.

4. Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn (Điều 7)

Nhằm đảm bảo tính nhất quán trong tổ chức và hoạt động công đoàn, dự thảo lần này bổ sung thêm 3 nguyên tắc (1,3,4) vào Điều lệ (xem nội dung các nguyên tắc trong dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII)

5. Về Đại hội công đoàn các cấp (Điều 9)

- Bổ sung quy định Đại hội Công đoàn Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đại hội ở mỗi cấp công đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của  công đoàn cấp đó, giữa 2 kỳ đại hội cơ quan lãnh đạo là ban chấp hành do đại hội bầu ra, hoặc do công đoàn cấp trên chỉ định.

- Quy định thống nhất nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp 5 năm 1 lần. Các trường hợp khác, giao cho Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn cụ thể.

- Đối với những tổ chức công đoàn mới thành lập, nâng cấp, sáp nhập: Dự thảo lần này theo hướng linh hoạt thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn, thời gian tổ chức, nhiệm kỳ của đại hội lần thứ nhất đảm bảo theo tiến độ thời gian đại hội nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên.

6. Về ban chấp hành công đoàn các cấp (Điều 12):

- Sửa đổi, bổ sung quy định về bổ sung BCH: Đối với trường hợp cán bộ được cấp ủy Đảng giới thiệu làm cán bộ chủ chốt cơ quan công đoàn các cấp thì do công đoàn cấp trên xem xét, quyết định bằng hình thức chỉ định, hoặc giao ĐCT Tổng LĐLĐ VN hướng dẫn thực hiện (theo Điều 13, khoản 1, điểm a Điều lệ hiện hành).

 

- Quy định rõ ban chấp hành lâm thời công đoàn vào Điều lệ.

- Xin ý kiến đề xuất các trường hợp tăng số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp vào khoản 4 Điều 12 cho phù hợp yêu cầu thực tiễn, hoặc giao Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện. Dự kiến như sau:

+ Ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở có từ 03 đến 19 uỷ viên; trường hợp có từ 10.000 đoàn viên trở lên, không quá 27 uỷ viên. 

+ BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 29 uỷ viên; ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 uỷ viên.

+ Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương, ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 39 uỷ viên. 

+ Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Đại hội Công đoàn Việt Nam quyết định.

- Sửa đổi, bổ sung quy định tỷ lệ tối đa được bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn các cấp trong nhiệm kỳ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời vẫn đảm bảo trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn đồng cấp.

- Bổ sung nhiệm vụ của ban chấp hành: Bầu ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, các chức danh trong ban chấp hành, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra nhằm đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ.

- Bổ sung nhiệm vụ hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp về nội dung tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của các ủy viên ban chấp hành.

- Sửa đổi, bổ sung hội nghị định kỳ của ban chấp hành công đoàn các cấp.

7. Về ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn các cấp (Điều 14)

- Bổ sung quy định chế độ sinh hoạt thường kỳ của BTV công đoàn các cấp, nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của ban chấp hành công đoàn các cấp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động công đoàn.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về bầu chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở và bầu trực tiếp chủ tịch công đoàn cơ sở tại đại hội theo hướng mở rộng dân chủ.

8. Điều kiện, trình tự thành lập công đoàn cơ sở (theo Điều 15, 16)

- Sửa đổi điều kiện thành lập công đoàn cơ sở theo hướng sửa điều kiện “Có tư cách pháp nhân” thành “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành lập hợp pháp”.

- Trình tự thành lập công đoàn cơ sở sửa đổi theo hướng rõ hơn, gọn hơn.

9. Về nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (Điều 17 đến Điều 22)

Dự thảo đã bỏ một số nhiệm vụ không còn phù hợp, chồng chéo, hoặc có những nhiệm vụ đưa vào quy định nhưng thực tế không thể thực hiện tại cơ sở, đồng thời bổ sung một số nhiệm vụ mới, để xin ý kiến các cấp công đoàn.

 

 

10. Về tổ chức, nhiệm vụ của công đoàn cấp trên (Điều 23 đến Điều 33) 

10.1. Về thành lập, giải thể công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

- Bổ sung 01 Điều vào Điều lệ quy định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập, nâng cấp, giải thể công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

10.2. Về phạm vi tập hợp, quản lý của công đoàn cấp trên

Làm rõ phạm vi tập hợp đoàn viên của công đoàn cấp trên, gồm:

- Phạm vị tập hợp, quản lý đoàn viên của Liên đoàn lao động cấp tỉnh và công đoàn ngành trương ương;

- Phạm vị tập hợp, quản lý đoàn viên của Liên đoàn lao động cấp huyện và công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế và công đoàn cấp trên khác.

- Quy định rõ mối quan hệ tập hợp đoàn viên, công tác phối hợp quản lý, chỉ đạo giữa các cấp công đoàn, giữa ngành và địa phương.

11. Về tổ chức và hoạt động nữ công (Điều 35, 36)

- Quy định rõ đối tượng cấp công đoàn thành lập ban nữ công quần chúng.

- Sửa đổi, bổ sung quy định thành lập ban nữ công quần chúng ở công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn khi có 20 đoàn viên nữ trở lên, thay cho Điều lệ hiện hành có 10 đoàn viên nữ.

12. Về tài chính, tài sản công đoàn (Điều 37, 38)

Nghiên cứu quy định mức thu đoàn phí công đoàn vào Điều lệ.

13. Về Ủy ban kiểm tra công đoàn (Điều 39, 40, 41, 42)

Dự thảo Điều lệ bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, xin ý kiến tham gia về kết cấu, nội dung cho phù hợp.

14. Về khen thưởng, kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn (Điều 43, 44)

- Bổ sung hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm, miễn nhiệm cán bộ công đoàn.

- Bổ sung quy định đối với cán bộ nghiệp vụ chuyên trách tại cơ quan công đoàn các cấp, đơn vị kinh tế, sự nghiệp của tổ chức công đoàn khi vi phạm kỷ luật.

15. Các vấn đề khác liên quan

- Dự thảo Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) đã bước đầu sửa đổi, bổ sung, sắp xếp các câu, từ, cụm từ để phù hợp thực tế. Xin ý kiến thêm về chỉnh sửa những câu, từ, cụm từ chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chồng chéo hoặc không cần thiết.

- Dự thảo Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) đã bước đầu điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí của một số điều, khoản, tách chương, tách điều, chuyển nội dung từ các điều cho phù hợp. Xin ý kiến các cấp công đoàn, để có cơ sở tiếp thu, chỉnh sửa, nâng cao tính chặt chẽ, thống nhất của Điều lệ.

- Bổ sung quy định về những mô hình mới không có trong Điều lệ, giao cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn hoặc chỉ đạo thực hiện thí điểm.

III. PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH LẤY Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

1. BCH các công đoàn cơ sở nên tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến tham gia vào các nội dung sau:

+ Đối tượng, điều kiện, thủ tục kết nạp đoàn viên (Điều 1, 2).

+ Công tác quản lý đoàn viên; công tác cấp, phát thẻ, quản lý thẻ và sử dụng thẻ đoàn viên công đoàn (Điều 1, 5).

+ Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên (Điều 3, 4).

+ Quyền hạn và nhiệm vụ của cán bộ công đoàn (Điều 6, 7).

+ Nhiệm kỳ đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn; thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn mới thành lập, nâng cấp, sáp nhập (Điều 9)

+ Số lượng ủy viên ban chấp hành, quy định bầu bổ sung ban chấp hành; nhiệm vụ của ban chấp hành; sinh hoạt định kỳ của ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (Điều 14).

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của CĐCS, nghiệp đoàn (Điều 17 đến Điều 22).

+ Tổ chức và hoạt động của ban nữ công quần chúng ở công đoàn cơ sở (Điều 35, 36).

+ Công tác thu, chi đoàn phí của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (Điều 37, 38)

+ Tổ chức và hoạt động của ủy ban kiểm tra CĐCS (Điều 39, 40, 41, 42).

+ Công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn (Điều 43, 44)

2. Các bước tổ chức lấy ý kiến tại công đoàn cơ sở.

* Bước 1: Tổ chức hội nghị

- Thành phần:

+ Đối với công đoàn cơ sở tổ chức đại hội toàn thể: Tất cả đoàn viên

+ Đối với công đoàn cơ sở tổ chức đại hội đại biểu: Cán bộ, đoàn viên là đại biểu chính thức dự đại hội.

- Nội dung:

+ Hướng dẫn, định hướng các nội dung, phương thức lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ theo hướng dẫn của Công đoàn Viên chức tỉnh.

+ Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến về các nội dung góp ý Điều lệ được định hướng. Đoàn viên vắng mặt, có thể gửi Hướng dẫn, dự thảo Điều lệ mới, Phiếu lấy ý kiến (theo mẫu số 1) để họ nghiên cứu cho ý kiến và gửi lại cho BCH CĐCS.

- BCH CĐCS có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến góp ý (theo mẫu số 2) để báo cáo tại đại hội.

* Bước 2: Lấy ý kiến đóng góp tại đại hội công đoàn cơ sở

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ tại Bước 1 trước đại hội.

- Tiếp tục thảo luận, lấy ý kiến góp ý của các đại biểu chính thức dự đại hội về các nội dung khác so với những nội dung đã lấy ý kiến đóng góp tại Bước 1 (nếu có).

- Lấy biểu quyết của các đại biểu chính thức dự đại hội về báo cáo tổng hợp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

* Bước 3: Báo báo kết quả góp ý về Công đoàn Viên chức tỉnh theo mẫu số 2 trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc đại hội.

 

Trên đây là hướng dẫn góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị công đoàn cơ sở, quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị thông tin kịp thời về CĐVC tỉnh để được hướng dẫn thêm.

 

 

Nơi nhận:

- Ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh;

- Các CĐCS;

- Lưu: VT .

TM. BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 Trần Ngọc Phúc

 

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top