• Hàm Thuận Nam 1
  • Hàm Thuận Nam 2
  • Hàm Thuận Nam 3
Văn Bản

Báo cáo Tổng kết 10 năm (2005-2014) thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-BCH TLĐ ngày 06/01/2005 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ khóa IX

Số hiệu văn bản: 29/BC-LĐLĐ

Ngày ban hành: 12/8/2014

Người đăng: ldldhamthuannam

Ngày đăng: 18/08/2014

File đính kèm: bao%20cao%2010%20nam%20thuc%20hien%20quy%20che%20dan%20chu%20o%20co%20so.doc

Chi tiết

LĐLĐ TỈNH BÌNH THUẬN

LĐLĐ HÀM THUẬN NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số 29 /BC-LĐLĐ

 

Hàm Thuận Nam, ngày 12 tháng 8 năm 2014

 

BÁO CÁO

Tổng kết 10 năm (2005-2014) thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-BCH TLĐ ngày 06/01/2005 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ khóa IX về “ nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”

 

 

Phần thứ nhất

Kết quả 10 năm thực hiện nghị quyết

 

I/  Tình hình chung:

1/ Thuận lợi:

Thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-BCH TLĐ về nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ quan, đơn vị. Các cấp công đoàn càng nâng cao nhận thức trong việc tham gia tích cực thực hiện QCDC ở  cơ quan, đơn vị trong đó việc phối hợp xây dựng qui chế, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động; tổ chức hoạt động Ban thanh tra nhân dân trong hệ thống công đoàn có quan tâm triển khai và cơ bản đi vào nề nếp, tạo điều kiện thực hiện cho CNVCLĐ tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Hiện nay, LĐLĐ huyện Hàm Thuận Nam có 44 CĐCS và CĐGD huyện.

Trong đó:   

- Khối cơ quan hành chính sự nghiệp: 26.

+ Khối xã, thị trấn:  13.

+ CĐGD huyện: 01 (trong đó CĐCS trực thuộc CĐGD: 53).

+ Khối doanh nghiệp ngoài nhà nước: 05

Với tổng số đoàn viên: 2588/1509 nữ so với tổng số CNVC lao động đạt 96,02%.

Nhìn chung, qua quán triệt triển khai các văn bản của Đảng, Tổng Liên Đoàn “về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở” thường xuyên có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, Thường Trực LĐLĐ tỉnh, CB CNVC LĐ tích cực thực hiện tốt QCDC ở cơ sở theo phương châm “công chức biết, công chức làm, công chức giám sát”. Nhận thức của đa số CB CNVC LĐ về QCDC là đúng đắn qua đó tình hình quan hệ lao động giữa người chủ sử dụng lao động với người lao động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ổn định.

2/ Khó khăn:

- Một số cán bộ công đoàn, CNVC LĐ trình độ, năng lực còn hạn chế trong hoạt động và tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế ở cơ quan, đơn vị doanh nghiệp nên còn chưa mạnh dạn trong việc tham gia đóng góp chung.

- Có một số cơ quan, đơn vị ghép chung vào một công đoàn nên việc tổ chức hội nghị CBCC còn khó khăn.

II/ Những kết quả đạt được :

1/ Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết :

Tiếp thu và quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp đồng thời dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện uỷ và Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh. Cụ thể trong thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-BCH tổng LĐLĐ Việt Nam khoá IX “về nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”. LĐLĐ huyện với chức năng, nhiệm vụ. Là thành viên ban chỉ đạo quy chế dân chủ cơ sở huyện gắn với việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ hàng năm đã đề ra nhiệm vụ cụ thể triển khai đến các cấp công đoàn về tham gia phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thông qua việc phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động, hoạt động Ban thanh tra nhân dân...

2/ Kết quả thực hiện nghị quyết :

2.1/ Công tác tuyên truyền giáo dục, tham gia xây dựng các văn bản thực hiện quy chế dân chủ cơ sở :

Đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các ngành chuyên môn tổ chức triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về tham gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cho cán bộ, CNVC – LĐ học tập với tỷ lệ đạt trên 90% so với tổng số CNVC – LĐ của huyện. Cụ thể Chỉ thị 30-CT-TW của Ban chấp hành Trung ương đảng (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định 71/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan; Nghị định số 87/2007/NĐ-CP, ngày 28/5/2007 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 quy định chi tiết khoản 3 điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc; quán triệt Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp và các văn bản quy định về hoạt động Ban thanh tra nhân dân (nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của chính phủ...)...

Sau bước quán triệt, các Chỉ thị, Nghị quyết cấp trên về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Với trách nhiệm, là thành viên trong ban chỉ đạo, các cấp công đoàn thường xuyên tham gia xây dựng, bổ sung quy chế, các quy định chung của cơ quan, đơn vị có hiệu quả.

Nhìn chung, qua tổ chức triển khai học tập các văn bản của đảng, Nhà nước và các ngành cấp trên có liên quan. Đã giúp cho cán bộ, đoàn viên, CNVC – LĐ hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Đảng ta qua đó xác định quyền hạn, trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia và tham gia thực hiện tốt hơn; phát huy vai trò giám sát; góp phần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong đoàn viên, CNVC – LĐ và trong quần chúng nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

2.3/ Kết quả tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở :

Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong 10 năm qua luôn được các cấp công đoàn chú trọng; thường xuyên phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị thông qua các lần sinh hoạt, hội nghị của cơ quan, đơn vị, công đoàn..... mà tuyên truyền, giáo dục. Ngoài ra công đoàn đã gắn các hoạt động phong trào thi đua; các cuộc thi tìm hiểu để thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; BCH công đoàn các cấp đã tích cực tham gia xây dựng quy chế, nội quy (quy định) hoạt động trong cơ quan, đơn vị, chủ động xây dựng quy chế phối hợp với chuyên môn cùng cấp.(sau đại hội nhiệm kỳ cơ sở có xây dựng quy chế phối hợp hoạt động)

- Vai trò của công đoàn trong việc tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện theo quy chế phối hợp và được thông qua các văn bản quy định về trách nhiệm, quyền hạn của công đoàn. Trong thực tế tổ chức công đoàn mà trong đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã đóng góp rất nhiều trong việc tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng của huyện có hiệu quả rất đáng kể. Từ đó vị thế của công đoàn từng bước cũng được nâng lên.

- Việc phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức hàng năm đạt 90% cũng được công đoàn tham gia tích cực (đầu năm vào đầu quý I) góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; thông qua Hội nghị cán bộ công chức, cán bộ công nhân viên chức lao động được công khai những vấn đề cần phải biết như trong Nghị định 71 của chính phủ đã nêu và thông qua hội nghị cán bộ công chức, đội ngũ công nhân viên chức, lao động được phát huy quyền làm chủ, tích cực đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung quy chế, các quy định của cơ quan, đơn vị và các biện pháp, giải pháp thực hiện kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị; những chế độ, chính sách, quyền lợi.... có liên quan đến CNVC – LĐ và qua đó đã được lãnh đạo cơ quan, đơn vị đảm bảo thực hiện tốt hơn. Ngoài ra thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn được quy định các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch phát động thi đua; thực hiện bầu Ban Thanh tra nhân dân.

Nhìn chung việc tham gia tổ chức hội nghị cán bộ công chức hàng năm các cấp công đoàn cơ bản có quan tâm chủ động phối hợp tốt với lãnh đạo cơ quan, đơn vị nhất là ở đơn vị hành chính, sự nghiệp các cơ quan trong thời gian qua thực hiện có nề nếp góp phần hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch của cơ quan, đơn vị của huyện nói chung và cũng qua đó hàng năm có nhiều CĐCS đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc. (năm 2005 vững mạnh, vững mạnh xuất sắc : 26/36 CĐCS; Năm 2013 vững mạnh, vững mạnh xuất sắc 31/45CĐCS)

- Kết quả tham gia tổ chức hội nghị người lao động : Thực hiện các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của đảng, công đoàn cấp trên, đặc biệt tập trung triển khai các Nghị định của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp. Nhìn chung qua thực hiện các CĐCS cơ bản thực hiện tốt; đầu năm các công ty cơ bản có tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định.

- Huyện có 05 CĐCS thuộc doanh nghiệp Nhà nước trong đó có 03 công đoàn có phối hợp tổ chức tốt Hội nghị người lao động (Công ty cổ phần du lịch Tà Cú, Công ty cổ phần điện nông thôn, Công ty TNHH xây dựng điện Minh Phước) Các công ty đã cơ bản thực hiện tốt việc xây dựng quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, ký kết thoả ước lao động tập thể, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động qua đó các đơn vị đã kịp thời giải quyết những bức xúc khó khăn, chăm lo tích cực đến đời sống người lao động. Vì vậy, nên nhiều năm qua trên địa bàn huyện chưa để xảy ra đình công hay khiếu kiện đông người.

Với những kết quả trên cũng đã thể hiện đầy đủ vai trò của công đoàn trong việc tham gia xây dựng quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

- Tham gia kiện toàn tổ chức và chỉ đạo trong việc nâng cao chất lượng hoạt động Ban Thanh tra nhân.

Hàng năm vào đầu quý I LĐLĐ huyện đều có chỉ đạo các CĐCS trực thuộc, Công đoàn giáo dục huyện gắn với tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động mà kiện toàn bầu Ban thanh tra nhân dân theo quy định và xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Qua chỉ đạo, đôn đốc đến nay cơ bản các CĐCS đều thành lập Ban Thanh tra nhân dân và có tổ chức hoạt động nề nếp vai trò của Ban thanh tra nhân dân cũng được phát huy; thực hiện tốt quyền giám sát của CNVC – LĐ đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị thể hiện trong 10 năm qua. Các cơ quan, đơn vị trong đó có các doanh nghiệp cơ bản đảm bảo được các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động; nhận thức của CNVC – LĐ được nâng lên đã góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

3/ Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân :

* Mặt tồn tại, hạn chế :

- Một số cấp uỷ đảng; thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; có cơ quan, đơn vị không tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động mà chủ yếu lồng ghép các lần sinh hoạt cơ quan, đơn vị là chính.

- Việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động chưa đảm bảo tiến độ thời gian quy định, nội dung chuẩn bị còn sơ sài chưa đúng quy trình. Song công đoàn còn chưa mạnh dạn, chú trọng đề xuất ý kiến tham gia với chuyên môn, vai trò của công đoàn chưa thể hiện rõ nét trong việc tham gia quản lý trong doanh nghiệp nên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đối với người lao động còn chậm không đầy đủ. (tổ chức đối thoại định kỳ; ký kết thoả ước lao động tập thể; đóng BHXH, BHYT...)

- Hoạt động ban thanh tra nhân dân trong hệ thống công đoàn còn nặng hình thức, chưa rõ nét. Chậm kiện toàn củng cố tổ chức.

* Nguyên nhân :

- Nhận thức ở một số cấp uỷ lãnh đạo cơ quan, đơn vị (người đứng đầu) về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở còn hạn chế, qua loa, đại khái còn xem đây là việc chính của công đoàn.

- Cán bộ công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm bị chi phối nhiều bởi công tác chuyên môn nên việc tham gia xây dựng quy chế dân chủ cơ sở còn yếu, chưa đầy đủ. Vì vậy, vai trò vị trí của công đoàn trong thực hiện chức năng đại diện và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC – LĐ còn hạn chế.

4/ Bài học kinh nghiệm :

- Cần có sự quan tâm đồng bộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể (hệ thống chính trị) trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

- Ban chỉ đạo quy chế dân chủ cơ sở các cấp phải thường xuyên theo dõi nắm vững các hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước.... về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở qua đó rà soát bổ sung sửa đổi kịp thời. Thường xuyên kiện toàn củng cố Ban chỉ đạo cấp mình hoạt động có hiệu quả.

- Làm tốt công tác kiểm tra, biểu dương, khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

5/ Kiến nghị :

- Đề nghị lãnh đạo các cấp nên có văn bản chỉ đạo cụ thể đối với nhiều cơ quan (2-3 cơ quan, đơn vị) sinh hoạt chung một công đoàn về tổ chức Hội nghị cán bộ công chức hàng năm.

- Đối với hoạt động Ban thanh tra nhân dân Nhà nước nên dành khoản kinh phí hỗ trợ hoạt động theo văn bản quy định (theo thông tư số 40/2006/TTLT-BTC-BTT UBTW MTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12/5/2006 và hướng dẫn số 3879/LN-TC-UBMTTQ-LĐLĐ ngày 14/8/2006 của liên ngành tài chính – UBMTTQ tỉnh – LĐLĐ tỉnh).

Phần thứ hai

Phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện nghị quyết 4a/NQ-TLĐ trong tình hình mới.

 

I/ Phương hướng nhiệm vụ :

1- Các cấp công đoàn tiếp tục phối hợp với chuyên môn tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên CNVC LĐ về thực hiện QCDC cơ sở theo chỉ thị của Đảng và các nghị định của chính phủ (chỉ thị 30-CT/TW của BCT; Nghị định 71/CP của Chính phủ; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện QCDC tại nơi làm việc…). Nâng cao chất lượng tổ chức hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động, hoạt động Ban thanh tra Nhân dân.

2- Nâng cao năng lực hoạt động của BCH CĐCS ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trong đó vai trò trách nhiệm của BCH CĐCS trong việc tham gia đại diện ký kết  thỏa ước lao động tập thể, đối thoại định kỳ giữa chủ sử dụng lao động với người lao động tại nơi làm việc.

3- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế theo điều lệ công đoàn Việt Nam quy định đề xuất kiến nghị kịp thời với cấp ủy Đảng chính quyền cùng cấp những vấn đề có liên quan đến đoàn viên, CNVC LĐ trong thực hiện QCDC cơ sở mà các văn bản pháp luật đã qui định.

II/ Biện pháp - tổ chức thực hiện:

- Các cấp ủy Đảng cần quan tâm lãnh, chỉ đạo công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện QCDC cơ sở ở các cấp thường xuyên chặt chẽ hơn.

- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho CB,CNVCLĐ tham gia thực hiện tốt QCDC cơ sở trên cơ sở thường xuyên có kế hoạch tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động hằng năm để CNVCLĐ có điều kiện tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt việc tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình.

- BCH CĐ các cấp tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-BCH TLĐ ngày 06/01/2005 của BCH TLĐ LĐVN (Khóa IX) về “nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.” Cụ thể công đoàn tích cực, chủ động tham gia ý kiến, nêu cao tinh thần trách nhiệm; Tuyên truyền, vận động, giáo dục CB, CNVCLĐ thực hiện tốt QCDC cơ sở.

 

 

Nơi nhận :

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

- Thường trực LĐLĐ tỉnh;

- Ban CSPL LĐLĐ tỉnh;

- Thường Trực Huyện uỷ;

- VP, BDV Huyện uỷ;

- BCĐ QCDC cơ sở huyện;

- UBND huyện; UBMTTQVN huyện

- Phòng Nội vụ huyện;

- Đảng uỷ khối Đảng – Đoàn thể huyện;

- BCH LĐLĐ huyện;

- Công đoàn giáo dục huyện;

- CĐCS trực thuộc;

- Lưu. 

Nguyễn Thị Châu

 

 

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top