• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Văn bản

Chương trình hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015

Số hiệu văn bản: 259/CTr-LĐLĐ

Ngày ban hành: 23/11/2011

Người đăng: ldldbinhthuan

Ngày đăng: 07/08/2014

File đính kèm: Ch%EF%BF%BD%EF%BF%BDng%20tr_nh%20h%EF%BF%BDnh%20%EF%BF%BD_ng%20B%EF%BF%BDG.doc

Chi tiết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:  259/CTr-LĐLĐ

 

Bình Thuận, ngày 23 tháng 11 năm 2011

         

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

GIAI ĐOẠN 2011-2015.

 

Thực hiện Chương trình hành động số 1273/CTr-TLĐ ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh xây dựng Chương trình hành động về bình đẳng giới trong CNVCLĐ với những nội dung như sau:

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Quán triệt sâu rộng nội dung Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 được ban hành tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ tới các cấp Công đoàn, cán bộ đoàn viên và CNVCLĐ.

- Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đòan về các họat động thúc đẩy bình đẳng giới và lồng ghép giới trong họat động công đòan.

- Thông qua Chương trình hành động nhằm tăng cường công tác vận động nữ CNVCLĐ, chăm lo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ CNVCLĐ, góp phần xây dựng  tổ chức công đoàn vững mạnh.

B. NỘI DUNG

I. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam CNVCLĐ và nữ CNVCLĐ về cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, tạo chuyển biến nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ, đáp ứng yêu cầu của chiến lược xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Các mục tiêu cụ thể:

1. Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của nữ CNVCLĐ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp nhiệm kỳ (2013-2018) đạt 25% trở lên.

- Các Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở, cấp tỉnh có 50% lao động nữ trở lên phải có cán bộ lãnh đạo Công đoàn chủ chốt là nữ.

- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, có 30% lao động nữ trở lên có cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt được công đoàn giới thiệu.

1.2 . Các giải pháp thực hiện:

- Chủ động đề xuất với cấp ủy Đảng đưa các chỉ tiêu vào nội dung công tác chỉ đạo của Đảng Đoàn, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Tỉnh  và chương trình họat động của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp.

- Đưa vào nội dung công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ IX Công đoàn tỉnh Bình Thuận.

- Đưa vào công tác quy hoạch cán bộ của từng cấp công đoàn; chương trình, kế  hoạch đào tạo hàng năm.

- Đưa vào nội dung, nhiệm vụ công tác của Ban Nữ công, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, báo cáo định kỳ hàng năm của các cấp công đòan.

2. Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm.

2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, hàng năm ký hợp đồng lao động, tuyển dụng mới tại các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, bảo đảm ít nhất 40% nữ giới.

- Phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động nữ được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và vay vốn quỹ “Vì nữ CNVCLĐ nghèo”.

2.2. Các giải pháp thực hiện:

- Tăng cường vai trò của Công đoàn trong việc giám sát, kiểm tra thực hiện hợp đồng lao động, kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ được quy định trong Bộ Luật Lao động, Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Bảo hiểm xã hội.

- Nâng cao năng lực hoạt động của các cấp Công đoàn và Ban Nữ công trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ CNVCLĐ trong các doanh nghiệp, đơn vị.

- Tiếp tục duy trì và phát triển quỹ “Vì nữ CNVCLĐ nghèo”, Quỹ  góp vốn xoay vòng trong CNVCLĐ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.

3. Mục tiêu 3: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp cho nữ CNVCLĐ.

3.1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Phấn đấu đạt tỷ lệ 40% nữ CNVCLĐ trong tổng số người được đào tạo nâng cao trình độ học vấn , chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề.

- Đạt tỷ lệ 40% nữ cán bộ công chức, viên chức được bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ.

- 90% cán bộ Ban Nữ công ở cấp trên cơ sở có trình độ đại học, sử dụng thành thạo vi tính.

3.2. Các giải pháp thực hiện:

- Khảo sát trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề trong CNVCLĐ.

- Tuyên truyền, giáo dục cho lao động nữ về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.

- Tham gia xây dựng các quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ, CNVCLĐ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề.

- Kịp thời biểu dương, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân có thành tích xuât sắc trong phong trào học tập nâng cao trình độ. Động viên khuyến khích lao động nữ phấn đấu tự học, tự rèn. Tạo điều kiện để CNVCLĐ học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

4. Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

4.1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- 80% trở lên CNVCLĐ được khám sức khỏe định kỳ và CNVCLĐ nữ được khám phụ khoa, 90% lao động làm việc trong các ngành nghề độc hại, nặng nhọc được khám sức khỏe 1 năm 2 lần, phát hiện bệnh nghề nghiệp và chữa bệnh.

- Đạt 90% trở lên tỷ lệ lao động nữ có thai được khám thai đủ 5 lần.

- Giảm tỷ lệ nạo, phá thai trong nữ CNVCLĐ.

4.2. Các giải pháp thực hiện:

- Tham gia với chính quyền, người sử dụng lao động tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp, bệnh phụ khoa cho lao động nữ nhằm kịp thời phát hiện các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp...

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, thực hiện các biện pháp tránh thai cho CNVCLĐ.

5. Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực tuyên truyền. giáo dục.

5.1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Đảm bảo các nội dung tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ không mang định kiến giới.

- Hàng năm, trong tổng số người được tuyên truyền giáo dục về bình đẳng giới do các cấp Công đoàn tổ chức, bảo đảm ít nhất 30% nam giới.

5.2. Các giải pháp thực hiện:

- Hàng năm, xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền về Chiến lược bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong CNVCLĐ.

- Tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thi nâng cao nhận thức về giới, kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ Công đoàn.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với đối tượng về giới, về điều kiện làm việc, sinh hoạt.

- Từng buớc mở rộng đối tuợng được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Chiến lược, trong đó có hướng tới đối tuợng là nam giới.

6. Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

6.1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Phấn đấu 100% CNVCLĐ không gây bạo lực gia đình và vận động, tuyên truyền 80% nam CNVCLĐ trở lên tham gia công việc gia đình.

6.2. Giải pháp thực hiện:

- Đa dạng các hình thức tuyên truyền thay đổi nhận thức về trách nhiệm của nam giới đối với công việc gia đình như: Hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con ...

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ. Xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện tốt chính sách dân số  - Kế hoạch hóa gia đình.

- Tổ chức các buổi họp mặt, hội nghị, biểu dương gia đình CNVCLĐ tiêu biểu, biểu dương những nam CNVCLĐ tiêu biểu cùng chia sẻ công việc gia đình.

7. Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ của nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động.

7.1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- 100%  cán bộ Công đoàn chủ chốt và cán bộ nữ công được tập huấn kiến thức về giới, lồng ghép giới trong họat động Công đoàn.

 7.2. Các giải pháp thực hiện:

- Tổ chức các lớp tập huấn về giới, bình đẳng giới, lồng ghép trong hoạt động Công đoàn. Động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho nữ CNVCLĐ tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ học vấn, tay nghề...

- Củng cố kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của các cấp Công đoàn, Ban Nữ công để làm tốt vai trò đầu mối tham mưu cho Công đoàn về công tác bình đẳng giới. 

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Các cấp Công đoàn căn cứ vào Chương trình hành động về Bình đẳng giới giai đoạn  2011-2015 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh để xây dựng Chương trình hành động ở cấp mình, phối hợp với chính quyền và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.

- Định kỳ hàng năm có báo cáo sơ kết đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động và tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động, các báo cáo gửi về LĐLĐ tỉnh (qua Ban Tuyên giáo-Nữ công).           

                                                                          

Nơi nhận:

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

- Ban nữ công TLĐ;

- TT – LĐLĐ tỉnh;    

- Hội LHPN tỉnh

- LĐLĐ cấp huyện, CĐN;

- Löu VT, NC.

 

 

 

Lê Thị Bạch Phượng

                                    

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top