• Lagi 1
  • Lagi 2
  • Lagi 3
Văn Bản

Báo cáo Sơ kết 5 năm (2009 – 2014) thực hiện kết luận số 62-KL/TW của bộ chính trị (khóa X) về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn thị xã.

Số hiệu văn bản: 86/BC-LĐLĐ

Ngày ban hành: 01/10/2014

Người đăng: ldldlagi

Ngày đăng: 23/12/2014

File đính kèm: bao%20cao%20So%20Ket%20nam%20K_t%20lu_n%2062%20tiep%20tuc%20doi%20moi%20noi%20dung%2C%20PT%20ho_t%20%EF%BF%BD_ng%20t_%20ch_c%20C%EF%BF%BD.doc

Chi tiết
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THỊ XÃ LAGI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 86/BC-LĐLĐ

 

LaGi, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

BÁO CÁO

Sơ kết 5 năm (2009 – 2014) thực hiện kết luận số 62-KL/TW của

bộ chính trị (khóa X) về tiếp tục đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động của tổ chức công đoàn thị xã.

 

 Thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn thị xã; Kế hoạch số 110 ngày 05/9/2014 của Ban Thường vụ Thị Ủy về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đòan thể chính trị xã hội. 

Nhiệm vụ của LĐLĐ thị xã theo Điều lệ CĐVN qui định:

- Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và trách nhiệm của tổ chức công đoàn; tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước cấp thị xã, công đoàn ngành địa phương và tương đương để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp BCH CĐCS trong việc thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho CĐCS hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được CĐCS hoặc người lao động ủy quyền.

- Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của LĐLĐ tỉnh, thành phố; chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng và nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.

- Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

- Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, nghiệp đoàn; công tác tổ chức; cán bộ theo phân cấp của LĐLĐ tỉnh; xây dựng CĐCS, nghiệp đoàn vững mạnh.

- Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của phát luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

I. Công tác quán triệt, triển khai, thực hiện

 Kết quả tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 8/2/2009 của bộ Chính trị (khóa X); Công văn số 1623-CV/TU, ngày 5/4/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XI) và Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 14/6/2010 của Ban Thường vụ Thị ủy về tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của các đòan thể chính trị xã hội.

1. Công tác quán triệt, triển khai, tuyên truyền:

- Ngày 25/6/2010 Thường trực LĐLĐ thị xã ban hành kế hoạch số 03 về việc triển khai thực hiện đề án đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới giai đoạn 2010 – 2015.

- Tỷ lệ đoàn viên tham gia được học tập, quán triệt Kế hoạch số 62 và Kế hoạch số 71 ngày 14/6/2010 của Thị ủy cơ bản có trên 90% cán bộ, đoàn viên được học tập, tiếp thu và quán triệt.

Qua học tập, tiếp thu và thực hiện đến nay đã có sự chuyển biến về nhận thức trong đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, từng cán bộ đoàn viên luôn ý thức, tu dưỡng, rèn luyện trong công tác sinh hoạt nơi cư trú và cơ quan.

2. Công tác lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện:

- Kế hoạch số 03 của Thường trực LĐLĐ thị xã được phổ biến đến 44 CĐCS.

- Hàng năm có chia cụm thi đua thành 4 cụm để thực hiện các tiêu chí xếp loại CĐCS vững mạnh, góp phần xây dựng tổ chức xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh và càng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

- Hoạt động công đoàn đi vào chiều sâu, có chất lượng và hiệu quả thì hoạt động công đoàn phải hướng về cơ sở, tập trung tháo gỡ những khó khăn, bức xúc nảy sinh ở cơ sở và trong nội bộ đoàn viên, CNLĐ.

- Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trãi; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời.

II. Tình hính kết quả thực hiện.

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Các cấp công đoàn đã tuyên truyền quán triệt quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc tâm tư nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của người lao động, các dư luận trong xã hội, nắm vững 3 chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó hết sức coi trọng chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, để từ đó đề ra nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.

2. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương châm hướng mạnh mẽ cơ sở; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

- Cơ quan công đoàn thực hiện Quyết định số 18 của UBND tỉnh về việc triển khai cuộc vận động xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện đạt chuẩn văn hóa hàng năm đạt 100% qua bình xét được thường trực LĐLĐ tỉnh công nhận hàng năm trên 98% đạt chuẩn văn hóa. Cuộc vận động đã đi vào chiều sâu nâng cao chất lượng, hầu hết các cơ quan đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật nâng cao văn hóa  ứng xử giao tiếp ngày càng đi vào nề nếp.

- Đa phần đoàn viên thực hiện tốt Chỉ thị 27 của Tỉnh ủy về chấp hành giờ giấc, nâng cao ý thức công cụ lồng ghép cuộc vận động phong trào “TDĐKXDĐSVH” ở khu dân cư gắn với xây dựng xã, phường đạt chuẩn nông thôn mới, hầu hết cán bộ đoàn viên đều gắn bó với địa bàn dân cư trong sinh hoạt, cư trú, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, góp phần thực hiện các cuộc vận động lớn như đóng góp qũy “ĐƠĐN”, quỹ “vì người nghèo”, các quỹ do tổ chức công đoàn triển khai đều đạt kế hoạch hàng năm.

- Tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương, ngành và cơ sở.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước như :

- Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh-sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; phong trào “Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”; cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành – Sáng tạo – Tận tụy – Gương mẫu”; các phong trào thi đua mang tính ngành nghề; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc”.

- Kịp thời tôn vinh những công nhân lao động tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và công tác; xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến và gương “Người tốt việc tốt” trong CNVCLĐ. Quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho các CĐCS đã có bề dày thành tích phấn đấu đạt danh hiệu thi đua cấp cao trong hoạt động công đoàn, đồng thời quan tâm chỉ đạo sâu sát các CĐCS còn gặp khó khăn, hoạt động còn yếu.

- Triển khai các chương trình hành động của tổ chức công đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; gắn các hoạt động phong trào với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội địa phương.

3. Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn.

- Thường xuyên kiện toàn Ban chấp hành CĐCS, chọn người có đủ tiêu chuẩn, có khả năng, nhiệt tình và tâm huyết tham gia vào BCH Công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là cán bộ nữ. Hạn chế đến mức thấp nhất sự  thay đổi cán bộ công đoàn chủ chốt ở các CĐCS.

- Tổ chức khảo sát, tăng cường công tác tuyên truyền vận động thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên ở các DN ngoài nhà nước chưa có tổ chức công đoàn. Gắn công tác phát triển công đoàn cơ sở và đoàn viên với việc đổi mới tổ chức, hoạt động công đoàn theo hướng sát cơ sở, sát đoàn viên, giúp cơ sở tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình hoạt động, nhất là công đoàn xã, phường, thị trấn, công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn. Nội dung tập huấn phải thiết thực, cụ thể và sát đối tượng; phù hợp với điều kiện hoạt

động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Quan tâm giúp đỡ các đơn vị còn yếu hoặc mới thay đổi cán bộ công đoàn chủ chốt.

- Rà soát, điều chỉnh tiêu chuẩn chấm điểm CĐ cấp trên cơ sở, CĐCS vững mạnh đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Việc kiểm tra, phân loại chấm điểm CĐCS vững mạnh  phải đảm  bảo đúng thực chất và gắn trách nhiệm của công đoàn cấp trên cơ sở.

4. Thực hiện kiện toàn bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Tổ chức Công đoàn thị xã được Đại hội vào tháng 10/2012, BCH có 15 đồng chí, UBKT có 5 đồng chí, BNC có 6 đồng chí qua thực hiện đến nay khuyết 1 đồng chí UV BCH đang làm thủ tục xin ý kiến LĐLĐ tỉnh bổ sung vào cuối năm 2014.

- Sau đại hội đã xây dựng quy chế hoạt động phân công từng thành viên trong BCH thực hiện nhiệm vụ gắn với hoạt động ở các công đoàn cơ sở.

- Cơ quan công đoàn thực hiện tiêu chí đánh giá xếp loại theo Hướng dẫn 187 của công đoàn cấp trên, qua bình xét đạt công đoàn cơ sở vững mạnh của cơ sở ở mức 74% hàng năm. Các CĐCS được chia thành 4 cụm hoạt động, nội dung tiêu chí, quy trình đánh giá bình xét dân chủ, khách quan được đa số CĐCS thực hiện khá tốt.

5. Thực hiện các quy chế, chương trình phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Tổ chức vận động CNVCLĐ gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa đường lối của Đảng vào phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn; tích cực tham gia cải cách hành chính và thực hiện cơ chế một cửa.

- Công đoàn có kế hoạch làm tốt công tác vận động, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, công nhân, người lao động giỏi để tạo nguồn phát triển đảng viên trong doanh nghiệp; tích cực tham gia phát triển đảng viên và cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; giới thiệu những người có đức, có tài trưởng thành từ phong trào CNLĐ để Đảng bồi dưỡng đưa vào các cấp ủy đảng và bộ máy lãnh đạo Nhà nước.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Định kỳ có báo cáo giao ban với Thị ủy hàng quý và có báo cáo giao ban với cơ quan công đoàn tỉnh hàng quý.

- Chi bộ cơ quan bảo đảm sinh hoạt đúng điều lệ Đảng, cơ quan công đoàn thị xã thực hiện Tỉnh việc tiếp dân người lao động kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại phản ánh của đoàn viên, người lao động, phối hợp cùng các ngành chứcnăng tăng cường cũng tăng cường kiểm tra pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước

- Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức hội nghị cán bộ công chức, đại hội CNVC, hội nghị người lao động hàng năm bảo đảm thiết thực, có hiệu quả. Hướng dẫn, giúp đỡ CNLĐ giao kết hợp đồng lao động; đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể với nhiều quy định có lợi hơn cho người lao động.

- Nắm bắt dư luận, tâm tư nguyện vọng của CNVCLĐ; chủ động đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động nhằm hạn chế và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, theo phương châm bảo đảm sự hài hòa quyền, lợi ích của công nhân với người sử dụng lao động và với nhà nước; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; công tác bảo hộ lao động; đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Quan tâm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp; động viên người lao động luôn đồng hành cùng với chủ doanh nghiệp để tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vụ việc có thể dẫn đến đình công, lãng công bất hợp pháp.

- Đưa kết quả thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống của CNVCLĐ thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá chấm điểm CĐCS cuối năm, nhất là đối với CĐCS khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới:

- Thông qua kết quả chấm điểm hoạt động hàng năm, Công đoàn các cấp phải thấy rõ những hoạt động nào của mình còn yếu, vấn đề nào thực hiện chưa có hiệu quả, CĐCS nào hoạt động chưa đạt yêu cầu để có kế hoạch tập trung giải quyết, giúp đỡ. Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch cần chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung chỉ đạo, tránh dàn trãi và không chạy theo thành tích.

- Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của BCH, quy chế phối hợp giữa BCH với chính quyền cùng cấp; với các tổ chức chính trị – xã hội; tham gia xây dựng quy chế về quản lý doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; những vấn đề về tiền lương, thưởng, BHXH, BHLĐ, BHYT… Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện quy chế phối hợp giữa công đoàn và thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ doanh nghiệp.

- Hoạt động kiểm tra của công đoàn cấp trên cơ sở phải tập trung vào các CĐCS trung bình và yếu, các đơn vị mới thành lập, các lĩnh vực nhạy cảm. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, xử lý tốt kết quả kiểm tra của UBKT công đoàn các cấp. Kết luận kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, có lý có tình và kiến nghị phải có tính khả thi. Quan tâm đến việc thực hiện kết luận kiểm tra.

- Cải tiến, nâng cao chất lượng hội nghị và các cuộc họp theo hướng chọn lọc các nội dung thật cụ thể, gửi trước văn bản để người họp nghiên cứu trước nhằm tiết kiệm thời gian hội nghị; ứng dụng công nghệ thông tin để nắm bắt thông tin, tham khảo ý kiến, giảm bớt một số hội nghị không cần thiết.

- Tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đoàn viên, tình hình hoạt động của công đoàn cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh.

- Tổ chức quán triệt nội dung đề án này đến Ban chấp hành Công đoàn các cấp, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề yếu kém nhất của CĐCS, từng địa phương, gắn với việc thực hiện Đề án số 05/ĐA- ĐĐLĐLĐ của Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh về “Kiện toàn, củng cố, xây dựng tổ chức công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp”.

-Ban Thường vụ LĐLĐ thị xã tiến hành khảo sát, kiểm tra, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; đẩy mạnh việc phát triển đoàn viên, thành lập và xây dựng CĐCS vững mạnh trong các loại hình doanh nghiệp.

- Ban thường vụ LĐLĐ thị xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện đề án, tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án gắn với kế hoạch , chương trình công tác hàng năm của cấp mình, phải nêu rõ những vấn đề, những hoạt động nào, những CĐCS nào cần tập trung chỉ đạo đổi mới.

- Phân công ủy viên BCH phụ trách các CĐCS còn yếu hoặc các CĐCS mới thành lập. Đưa kết quả triển khai thực hiện Đề án thành một tiêu chí đánh giá xếp loại việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công đoàn cuối năm.

Trên đây là báo cáo của LĐLD thị xã về sơ kết 5 năm thực hiện kết luận số 62-KL/TW của bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đòan thể chính trị - xã hội.   

 

  TM. BAN THƯỜNG VỤ
Nơi nhận: CHỦ TỊCH

- Ban Thường vụ Thị ủy;

- Ban Dân Vận thị ủy;

- Lưu VP.

 

 

 

 

 

 

Trần Anh

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top